
Mục lục
Mối quan hệ giữa bố mẹ – con cái theo giới tính
Con gái cần gì ở người cha
- Khi người cha cho phép đứa con gái được là một đứa trẻ, không chịu trách nhiệm của người lớn. Cô bé sẽ phát triển được các mối quan hệ lành mạnh
- Cảm nhận được người cha chấp nhận mình và giao tiếp cởi mở, khéo léo với cô. Làm giảm nguy cơ mắc phải chứng trầm cảm
- Nghiên cứu cho thấy sự gần gũi, đáng tin, tình cảm của người cha và cho phép quyền tự chủ. Làm giảm nguy cơ mắc phải chứng rối loạn ăn uống ở cô gái
Con gái cần gì ở người mẹ
- Một mối quan hệ hồi bé tích cực với mẹ, có thể là một yếu tố dự báo mạnh mẽ về lòng tự trọng cao hơn và hình ảnh cơ thể lành mạnh hơn khi trưởng thành
- Phong cách nuôi dạy con dân chủ, có thể giúp con gái lớn lên mà ít mặc cảm; xấu hổ và sự cô lập của xã hội
- Nghiên cứu khác biện mình cho những bà mẹ đặt ra kỳ vọng cao. Những kỳ vọng dường như dự đoán được thành tích học tập và tính tự chủ của bé gái
Con trai cần gì ở người cha
- Các bé trai dựa vào cha để được dẫn dắt, có một hình mẫu về cách hành xử trong các mối quan hệ
- Khoảng thời gian tích cực ở bên cha có thể làm giảm nguy cơ lo lắng, trầm cảm ở bé trai
- Con trai cũng khao khát sự nồng ấm, tình cảm và dịu dàng từ người cha
Con trai cần gì ở người mẹ
- Tối thiểu hóa xung đột và tối đa hóa sự ấm áp
- Hỗ trợ khả năng tự điều chỉnh bản thân của cậu con trai và không đối địch
- Đáp ứng nhiệt tình; điềm đạm và nồng ấm – hoặc nguy cơ chống đối và các vấn đề về sự chú ý
- Tránh chỉ trích cay nghiệt và can dự quá mức về mặt cảm xúc. Giúp ngăn ngừa các vấn đề về hành vi, cư xử
8 bài học về mối quan hệ bố mẹ nên dạy con cái
Dạy con theo đuổi giá trị của bản thân
“Chúng ta hay được dạy rằng nên ứng xử dựa trên hành vi của người khác. Nếu bị ai đó chơi xấu, chúng ta nên chơi xấu lại”, tiến sĩ Maidenberg phân tích. Tuy nhiên, hành động “chơi xấu lại” này chẳng đem tới lợi ích cho ai.
Thay vì ứng xử dựa trên hành vi của người khác, đứa trẻ nên được dạy suy nghĩ về “con người mình muốn trở thành” và “phiên bản tốt nhất của mình”. Ví dụ, nếu coi sự tử tế là giá trị cốt lõi, đứa trẻ cần học cách bình tĩnh trước mọi tình huống, bất kể người khác ứng xử ra sao. Một khi hành động trái với giá trị cốt lõi của mình, con người sẽ xấu hổ và hối hận.
Cư xử với mọi người đúng cách
Thay vì cư xử với người khác theo cách mình muốn, hãy thử hỏi người kia xem họ muốn được đối xử thế nào. Không phải ai cũng cần được an ủi khi buồn bởi mỗi người có một cá tính khác nhau và đứa trẻ nên biết điều này để tự điều chỉnh bản thân.
Dạy con suy nghĩ theo hướng tích cực
Tâm trí hoạt động không ngừng và luôn cố gắng bảo vệ chúng ta. Tuy nhiên, đôi khi, sự bảo vệ này vượt quá mức cần thiết, khiến chúng ta nghi ngờ bản thân và lo lắng, đến mức chúng ta tự nhủ “không ai thích mình” hoặc “ai cũng giỏi hơn mình”. Trẻ nên được dạy rằng, khi rơi vào tình huống đó, điều cần thiết là tự suy ngẫm xem những suy nghĩ tiêu cực đó có chính xác hay không. Như thế, trẻ sẽ nhận ra rằng không phải “không ai thích mình” mà là “có một số người không thích mình”.
Dạy con hoàn thiện bản thân
Sự tự tin và tình yêu với bản thân do chính mỗi người tự xây đắp từ bên trong. Khi hài lòng về bản thân, chúng ta cũng cư xử tốt hơn trong các mối quan hệ và thu hút những cá nhân lành mạnh. Mỗi đứa trẻ cần học cách dành thời gian tìm hiểu chính bản thân mình, về cách mình tư duy và cảm nhận. Đứa trẻ cũng cần biết cách tìm ra giải pháp để tự hoàn thiện bản thân. “Đây là việc rất quan trọng và cần thực hiện hàng ngày”, tiến sĩ Maidenberg lưu ý.
Biết kiềm chế cảm xúc
Chúng ta đều có những lúc phản ứng quá mức với người khác. Những lúc như thế, đừng vội hành động theo cảm xúc mà hãy dừng lại một chút để hiểu mình. Tại sao tình huống đó lại kích động mình và mình muốn đáp trả ra sao. Hãy suy nghĩ, sau đó quay lại bài học số một ở phía trên.
Luôn cởi mở với tất cả mọi người
“Hãy bắt đầu một mối quan hệ với toàn bộ con người mình”, tiến sĩ Maidenberg khuyên. Theo bà, trẻ nên học cách coi mình là nhà nghiên cứu trong các mối quan hệ. Phải cố gắng tìm hiểu hành vi của con người để từ đó đưa ra phán đoán về tương lai. Sự tò mò cũng giúp bản thân chúng ta ít phòng vệ hơn, đồng cảm nhiều hơn và sẵn sàng thay đổi định kiến.
Dạy trẻ thấu hiểu người khác
Người khác không thể biết điều bạn muốn và thứ bạn mong họ làm cho mình. Thế nhưng, con người lại hay mong chờ quá nhiều ở đối phương để rồi thất vọng khi họ không hành động theo ý mình. Ngay từ nhỏ, đứa trẻ nên hiểu rằng người khác không phải là mình. Muốn người khác hiểu mình hơn, trẻ cần cho họ biết về nhu cầu của bản thân.
Dạy con cách chấp nhận các mối quan hệ
Theo thời gian, nhu cầu, sở thích của con người thay đổi để phù hợp với quá trình phát triển và các mối quan hệ cũng vậy. Trẻ cần được chuẩn bị sẵn tinh thần chấp nhận việc các mối quan hệ. Từ các mối quan hệ về bạn bè đến các mối quan hệ trong gia đình, có thể thay đổi. Ngay cả mong đợi của trẻ với các mối quan hệ đó cũng sẽ khác đi. Đó là một phần trong sự phát triển tự nhiên của con người.
Nuôi dạy con cái là quá trình vất vả nhưng bố mẹ đủ khả năng để giúp đỡ trẻ mạnh mẽ hơn. Bên cạnh việc làm gương cho con, áp dụng những bài học trên sẽ giúp trẻ lớn lên có những mối quan hệ lành mạnh.
Biết kiên nhẫn trong mọi việc
Phải mất vài tháng, hoặc thậm chí nhiều năm để nuôi dưỡng được những mối quan hệ. Có những mối quan hệ đòi hỏi sự cho đi nhiều hơn nhận lại trước khi trở thành mối quan hệ cùng có lợi bền vững. Một phần của sự trưởng thành trong phát triển kinh doanh là hiểu rằng sự kiên nhẫn cũng quan trọng như bất cứ điều gì khác. Và để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, bền vững cùng có lợi, bạn không thể mong đợi thành quả chỉ sau một đêm.
Nguồn: vnexpress.net