Bệnh sởi là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi. Chúng không chỉ gây tiêu chảy, phân có máu, viêm phổi, sởi và các biến chứng khác mà còn có thể khiến trẻ mắc bệnh, suy dinh dưỡng. Bên cạnh đó, bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Tình trạng bệnh sởi hằng năm ở nước ta tăng cao. Nguyên nhân của bệnh có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến trẻ mắc bệnh sởi. Vậy làm thế nào để phòng tránh bệnh sởi hiệu quả? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về cách phòng ngừa bệnh sởi nhé!
Các triệu chứng của bệnh sởi ở trẻ nhỏ
Bệnh sởi có những dấu hiệu đặc biệt. Có thể nhận thấy qua những biểu hiện như sau:
- Thời kì ủ bệnh: trẻ có thể bị sốt nhẹ
- Thời kì khởi phát: kéo dài 3- 5 ngày với 2 biểu hiện rõ rệt nhất là sốt cao và viêm long đường tiêu hóa.
- Trẻ sẽ có các biểu hiện như sốt nhẹ hoặc sốt cao (39,5 – 40 độ. Sốt cao có thể kèm theo co giật), mệt mỏi, nhức đầu.
Thời kì phát ban (thời kì này kéo dài 5- 7 ngày)
Các triệu chứng ở thời kì khởi phát sẽ nặng thêm như thân nhiệt tăng vọt (lên đến 40 độ), ho liên tục, co giật và đến đêm thì sẽ mọc sởi. Các nốt sởi sẽ mọc đầu tiên ở sau tai, sau đó lan đến mặt, cổ, ngực, lưng, bụng và chân tay. Đến ngày tiếp theo ban sẽ mọc khắp người trẻ, ban sẽ đặc biệt mọc dày ở những nơi hay cọ xát hoặc tiếp xúc với ánh nắng.
-Các nốt ban sẽ mọc thành từng vầng, cũng có nốt hình tròn hoặc bầu dục có màu hồng nhạt. Trẻ bị nhẹ thì các nốt ban sẽ mọc thưa, còn nếu trẻ bị nặng các nốt ban sẽ mọc dầy đặc, đôi khi các nốt ban có kèm theo xuất huyết, hoặc thậm chí là trẻ sẽ bị chảy máu mũi, và xuất huyết tiêu hóa. Thời kì này các bậc phụ huynh nên chú ý quan sát để không nhầm các nốt ban sởi trên người trẻ với các nốt ban do sốt phát ban gây nên.
Thời kì hồi phục
Ở thời kì này trẻ sẽ dần lại sức, và khi các ban sởi bay hết và chỉ để lại các vết thâm trên bề mặt da. Sau 2 tuần trẻ sẽ trở lại bình thường.
Cách chăm sóc bệnh sởi
Phụ huynh cần biết cách chăm sóc trẻ khi bị sởi để tránh biến chứng nguy hiểm. Sởi là bệnh rất dễ lây, nếu không biết chăm sóc và điều trị đúng cách sẽ gây ra nhiều biến chứng. Đồng thời, nguy hiểm đến tính mạng của trẻ (viêm phổi, viêm tai giữa, viêm não tủy. Ngoài ra có thể ỉa chảy do trẻ dễ bị mắc lỵ trực trùng và tiêu chảy kéo dài. Đôi khi do cơ địa suy kiệt, bệnh nhi dễ có nguy cơ nhiễm trùng huyết tiêu điểm từ ruột. Vì vậy khi trẻ bị sởi các bậc phụ huynh. Nên biết cách điều trị đúng cách tránh những biến chứng do sởi gây ra.
Cách phòng ngừa bệnh sởi ở trẻ
Tăng cường hệ thống miễn dịch của trẻ
Đây là điều mà các bậc cha mẹ cần chú ý, phải tăng cường sức đề kháng cho trẻ mới có thể giúp trẻ tránh được căn bệnh này. Vì vậy, bạn nên bổ sung các loại trái cây chứa nhiều vitamin C, đặc biệt là vitamin C như bưởi, cam, ổi …
Ngoài ra, nếu trẻ bị mẩn ngứa do dị ứng thì cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tùy theo mức độ bệnh. Xác định mức độ tiếp xúc với mầm bệnh. Trong trường hợp bùng phát dịch sởi, nếu trẻ mắc bệnh ở nhà trẻ, không cho trẻ đến trường trong vài ngày. Ngoài ra, khi đi du lịch hãy luôn đeo khẩu trang sạch sẽ, tốt hơn hết bạn nên đeo khẩu trang y tế sẽ tốt hơn khẩu trang vải hàng ngày. Tránh người bệnh, nếu biết mình bị cúm, sởi, viêm phổi. . cần gội đầu, thay quần áo và tránh tiếp xúc với các thành viên khác trong gia đình.
Vệ sinh thân thể sạch sẽ cho mọi người trong gia đình
Tắm rửa sạch sẽ cho bé mỗi ngày bằng nước ấm có pha thảo dược như bồ kết. Tắm lá mùi hoặc lá trà xanh … và thay quần áo chăn ga mỗi ngày. Để đảm bảo sạch sẽ cho bé, nên giặt đồ và phơi ra ngoài trời nắng sẽ tốt hơn cả. Vệ sinh răng miệng cho trẻ mỗi ngày, dùng tưa lưỡi để làm sạch lưỡi cho bé; tra thuốc muối sinh lý 0,9% vào mắt mũi để vệ sinh sạch cho bé. Những người lớn trong gia đình cũng phải tắm rửa sạch sẽ mỗi ngày. Thay quần áo sạch sẽ và rửa tay sạch bằng dung dịch sát khuẩn tay nhanh trước khi tiếp xúc với trẻ, ôm hôn trẻ.
Hạn chế tiếp xúc với các mầm bệnh
Hạn chế những nơi dịch sởi, nên đeo khẩu trang nếu nghi ngờ có dịch sởi. Đi đường luôn phải đeo khẩu trang sạch sẽ. Ttốt nhất là đeo khẩu trang y tế sẽ đảm bảo hơn khẩu trang vải mỗi ngày. Nếu đeo khẩu trang vải thì cần thay giặt mỗi ngày 1-2 lần là tốt nhất. Không đi thăm các trẻ đang bị bệnh sởi. Để tránh lây nhiễm cho bé nhà mình. Tránh xa khu vực gần bệnh viện là ổ dịch như bệnh viện bạch ma, bệnh viện nhiệt đới, bệnh viện xanh pon ….
Hạn chế, tránh xa những người đang mắc bệnh. Nhưng nếu nghi ngờ mình đã tiếp xúc với người đang mắc bệnh cúm, sởi, viêm phổi … Cần phải vệ sinh sạch sẽ tắm rửa gội đầu. Đồng thời, thay quần áo trước khi tiếp xúc với người khác trong gia đình, quần áo cần được giặt sạch sẽ. Đem luộc sơ qua bằng nước nóng rồi phơi ra trời nắng để đảm bảo sạch sẽ. Tránh phát tán vi khuẩn virut bệnh dịch cho người thân trong gia đình.
Chủ động nhận biết bệnh dịch sởi và tránh xa
Phải chú ý tới người xung quanh xem có ai có biểu hiện mắc bệnh gì liên quan tới sởi không? người đó có tiếp xúc với người đang mắc sởi không? Vì rất có thể chính người lớn mới là người đưa mầm bệnh tới gần trẻ nhỏ. Nếu nghi ngờ thì nên tránh đưa trẻ tới gần những người đó hoặc yêu cầu người đó phải rửa tay sạch sẽ bằng dung dịch sát khuẩn trước khi tiếp xúc với trẻ.
Khi tới lớp, cần hỏi giáo viên xem trong lớp có bé nào bị sởi không? Có bé nào có biểu hiện chảy dịch ở mũi mắt không? có bé nào bị ho sốt không? … nếu có cần nhanh chóng cách ly ngay tránh tình trạng lây cho các trẻ khác trong lớp. Nếu có thể thì nên giữ trẻ ở nhà trong điều kiện sạch sẽ. Đồng thời, tránh đưa trẻ tới nơi đông người.
Nguồn: Bvcmay.thuathienhue.gov.vn