
“Cha mẹ luôn muốn giành những điều tốt nhất cho con” là lời giải thích cho tất cả những điều ngăn cấm, nguyên tắc đặt ra và muốn con mình nghe theo. Và điều hiển nhiên là chính bản thân cha mẹ cũng không thực hiện được những nguyên tắc ấy. Điều này dẫn đến việc trẻ cảm thấy bị áp đặt và tổn thương tâm lý. Với những “tiêu chuẩn kép” cha mẹ đặt ra làm ảnh hưởng đến tâm lý trẻ như thế nào. Hãy để chúng mình mách cho bạn và kịp thời sửa chữa kịp thời nhé!
Tiêu chuẩn kép: những hành động, sự việc nhưng người này thực hiện được cho là đúng, tốt nhưng một người khác làm thì bị đánh giá là sai và áp đặt người đó phải làm theo.
Mục lục
Những tiêu chuẩn kép cần sử dụng trong gia đình
Hạn chế thời gian sử dụng các thiết bị điện tử
Các bậc phụ huynh đều nhận thức rõ những tác hại của việc xem tivi, chơi điện tử trong thời gian dài. Thế nên, chúng ta luôn cố gắng hạn chế hoặc không cho phép con “đụng” đến các thiết bị điện tử. Trong khi đó chính cha mẹ lại thường xuyên sử dụng chúng.
Để trẻ tránh xa các thiết bị điện tử, mỗi gia đình cần có một quy tắc giới hạn thời gian sử dụng các thiết bị điện tử. Và bắt buộc tất cả các thành viên đều phải tuân theo. Trong trường hợp có công việc cần xử lý gấp, bạn hãy giải thích mức độ quan trọng của công việc nếu con đặt câu hỏi, để các con hiểu rằng cha mẹ không phải đang tự cho mình là ngoại lệ.
Tạo thói quen đọc sách cho con
Phát triển tư duy và kỹ năng ngôn ngữ, kích thích trí tưởng tượng, tăng khả năng tập trung,…là những lợi ích của việc đọc sách được cha mẹ sử dụng để thuyết phục và hình thành sở thích “làm bạn với sách” của con. Thế nhưng, có bao giờ bạn tự nhìn lại xem bản thân đã đọc bao nhiêu cuốn sách trong tháng qua chưa?
Hãy cho trẻ thấy bạn cũng yêu sách như bọn trẻ vậy. Dành khoảng 20 phút mỗi ngày cùng bé đọc vài trang sách. Hay một mẫu chuyện ngắn để hình thành trong bé sự hứng thú với sách ngay từ những năm đầu đời. Thỉnh thoảng, ví dụ mỗi tháng một lần, cả nhà có thể cùng nhau đến nhà sách lựa chọn những cuốn sách hay cũng là việc làm cần thiết. Tuy nhiên, cha mẹ cũng cần định hướng việc lựa chọn sách phù hợp với con. Cần luân phiên thay đổi thứ tự sắp xếp trên giá sách để tạo hứng thú.
Dạy con nói lời xin lỗi và cảm ơn
Người lớn luôn muốn con trở thành những đứa trẻ hiểu chuyện; biết nói cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ; tặng quà và biết xin lỗi khi sai. Thế nhưng trẻ nhỏ rất tinh ý nhận ra nếu bạn dạy chúng một bài học nhưng lại không làm điều đó. Vậy nên, dù đó chỉ là một lỗi nhỏ hay nhận được một lời khen thì bạn cũng hãy nói xin lỗi và cảm ơn để trẻ thấy đây là việc cần làm. Nếu con bạn tỏ ra bối rối hay hỏi tại sao lại phải làm điều đó? Hãy kiên nhẫn giải thích và phân tích cho trẻ. Để trẻ quen với xin lỗi và cảm ơn, cha mẹ cũng có thể thực hành với trẻ mỗi ngày như nhờ bé lấy giúp một vật gì đó và nói cảm ơn.
Ngoài ra, hãy khen ngợi khi trẻ biết nhận lỗi. Đặc biệt là cho những ví dụ cụ thể rằng người lớn đôi khi cũng mắc sai lầm. Chúng ta nên nói thật ra để mọi người cùng góp ý để thay đổi mới đáng khen và sẽ được tha thứ.
Để con phát biểu quan điểm của bản thân
Để con trở nên dạn dĩ và tự tin hơn cha mẹ thường khuyến khích con sống thật; phải dám bày tỏ quan điểm; chính kiến của bản thân. Nhưng đôi lúc chính ba mẹ lại không cho con quyền được nói. Ví dụ, cha mẹ thường yêu cầu con ăn mặc theo thời tiết hoặc gu thẩm mỹ của chính mình mà không quan tâm đến sở thích của con. Thậm chí cha mẹ lại không chú đến đến cách ăn mặc của bản thân có phù hợp với thời tiết hay không.
Hoặc đôi khi cha mẹ đưa “mệnh lệnh” và muốn con phải thực hiện ngay lập tức bất kể đứa trẻ đang làm gì. Việc bỏ qua ý kiến của con có thể khiến chúng nghĩ quan điểm và nhu cầu của mình không được xem trọng. Dần dần hình thành cảm giác e ngại thể hiện quan điểm cá nhân. Luôn nhớ rằng, tạo cơ hội, lắng nghe mong muốn của con trẻ không bao giờ là thừa.
Tránh cáu gắt, nóng giận với con
Có một nghịch lý thường thấy trong cuộc sống hằng ngày của mỗi cha mẹ thường hét lên với con. Hãy ngừng la hét và đừng nóng giận khi con mất bình tĩnh. Việc quát tháo la mắng trẻ sẽ khiến trẻ trở nên lầm lì, gắt gỏng. Thậm chí sinh ra nhiều hành vi chống đối.
Vậy nên, khi bạn cảm thấy mình đang mất kiểm soát. Hãy tự hỏi chính mình liệu đây có phải là hành vi mà bản thân dạy trẻ đừng làm hay không. Nếu đã lỡ lời, hãy chờ đến lúc bình tĩnh lại để xin lỗi con. Nhận sai về hành động của bản thân và cố gắng cải thiện. Luôn có ý thức với những thiếu sót của bản thân. Bạn nên lắng nghe theo lời khuyên của chính mình trước khi dạy bảo trẻ. Đây mới là hành động đúng của một bậc phụ huynh.
Khuyến khích con có lối sống lành mạnh
Nước ngọt, pizza, gà rán,… là những món yêu thích/khoái khẩu của trẻ con. Vì thế việc khuyến khích con ăn uống lành mạnh không phải dễ dàng. Nên nếu cha mẹ vẫn nuông chiều sở thích ăn uống không tốt cho sức khỏe của bản thân thì hẳn nhiên không thể bắt con ăn uống lành mạnh được. Việc đầu tiên chúng ta cần làm là hãy ăn những thức ăn lành mạnh như thực đơn chuẩn bị cho con vậy.
Ngoài ăn uống, cũng nên tạo cho con thói quen tập luyện thể dục, đi ngủ đúng giờ. Thế nhưng trước tiên, các bậc phụ huynh hãy làm gương bằng việc đi ngủ sớm và tập thể dục ít nhất 3-4 lần mỗi tuần.
Con cái là tấm gương phản chiếu của chính cha mẹ. Việc đặt ra những quy định cho con nhưng bản thân lại không thực hiện sẽ khiến trẻ có cái nhìn không tốt về cha mẹ. Thậm chí khiến mối quan hệ của hai bên xấu đi. Thế nên cha mẹ ơi, hãy xóa bỏ ngay những “tiêu chuẩn kép” trong gia đình và trở thành tấm gương trước khi đưa ra lời khuyên cho con trẻ nhé.
Những tiêu chuẩn kép không nên sử dụng trong gia đình
Ép con thực hiện yêu cầu ngay lập tức
Phụ huynh mong muốn con thực hiện yêu cầu của họ ngay lập tức; bất kể lúc đó; cho dù con đang bận làm việc khác. Việc phớt lờ ý kiến của trẻ khiến con nghĩ mong muốn, ý kiến của mình không quan trọng. Đây không phải vấn đề kỷ luật mà là việc cha mẹ cần tôn trọng con, cho chúng không gian, thời gian cần thiết để làm việc mình muốn.
Con phải cố gắng, bố mẹ không cần
Cha mẹ luôn muốn con thành công trong cuộc sống và thúc đẩy chúng học tập, thử thách những điều mới. Khi con cảm thấy mệt mỏi, chán nản, mất động lực, người lớn đưa ra hàng loạt lý do con cần phải học tốt, thu nạp kiến thức. Trong khi đó, họ lại không nêu gương, thậm chí hành động ngược lại với những gì họ dạy con.
Con cần dũng cảm bày tỏ quan điểm, bố mẹ lại sợ dư luận
Người lớn thường coi con như phiên bản tốt hơn của mình. Vì thế, họ thúc đẩy con thực hiện những điều bản thân không dám làm. Đương nhiên, việc khuyến khích con sống thật, dám bày tỏ ý kiến là tốt. Vấn đề ở chỗ nhiều khi phụ huynh kỳ vọng quá lớn từ con. Mà không giải thích để trẻ hiểu, hiểu cách thế giới vận hành. Con cần phải làm gì khi gặp phải tình huống như thế nào thì lên tiếng.
Con không phải lo nghĩ những điều phiền lòng, bố mẹ lại cần
Cha mẹ mong con trưởng thành hạnh phúc, vô ưu vô lo. Đặc biệt khi con lo lắng cũng không thể thay đổi được gì. Họ quên mất trẻ cần được nói lên vấn đề mình gặp phải. Muốn được giải tỏa cảm xúc cảm thấy vấn đề của mình không đủ quan trọng để chia sẻ với bố mẹ.
Nguồn: prudential.com